Viêm loét dạ dày – tá tràng

Bạn thân mến,

Có phải bạn bị nóng rát, đau ở vùng thượng vị, và cơn đau sẽ dữ dội hơn, kéo dài từ vài phút đến vài giờ khi bụng đói? Nếu vậy thì có nhiều khả năng bạn đang mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.

Mời bạn đọc bài viết “ Viêm loét dạ dày - tá tràng” được các bác sĩ của Doctor Check đơn giản hoá dành riêng cho bạn.

1. Viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?

Viêm dạ dày và loét dạ dày – tá tràng là hai bệnh lý khác nhau nhưng có thể gây nhầm lẫn. Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm. Nếu không điều trị kịp thời, viêm dạ dày có thể phát triển thành loét dạ dày – tá tràng, gây ra các vết loét ăn sâu vào lớp cơ niêm của dạ dày hoặc tá tràng.

2. Nguyên nhân nào khiến bạn bị viêm loét dạ dày – tá tràng?

Nhiễm khuẩn Hp

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là nguyên nhân chính gây viêm dạ dày và loét dạ dày – tá tràng. Ở Việt Nam, có tới 70% dân số mắc phải nhiễm khuẩn này.

Sử dụng các thuốc chống viêm không steroid

Nếu bạn sử dụng kéo dài các thuốc như Ibuprofen, Aspirin, Etoricoxib…có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến tình trạng viêm, loét.

Yếu tố nguy cơ khác

  •    Hút thuốc lá
  •    Uống rượu bia quá mức
  •    Căng thẳng kéo dài
  •    Ăn uống không điều độ, thức ăn cay nóng, nhiều chất béo
  •    Có polyp trong dạ dày – tá tràng

3. Những triệu chứng nào thường gặp khi bạn bị viêm loét dạ dày – tá tràng?

Triệu chứng bệnh có thể khác nhau tùy theo mức độ tổn thương. Một số triệu chứng bạn có thể gặp:

  •     Đau bụng thượng vị kéo dài
  •     Đau khi nhịn ăn và hết đau sau khi ăn hoặc uống thuốc trung hòa acid
  •     Nóng rát, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng
  •     Nôn ra máu, phân đen
  •     Cảm giác mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân
  •     Đau tức ngực

4. Làm thế nào để chẩn đoán chính xác bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng?

Khám lâm sàng 

Bác sĩ sẽ thăm khám và trao đổi với bạn về các triệu chứng bạn đang mắc phải, tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, các loại thuốc bạn đang sử dụng và các phẫu thuật đã từng trải qua để định hướng chẩn đoán và đưa ra một số xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp.

Các xét nghiệm

  • Xét nghiệm kháng thể trong máu để phát hiện vi khuẩn Hp
  • Xét nghiệm phân để tìm kháng nguyên Hp
  • Xét nghiệm hơi thở  để phát hiện Hp, có độ chính xác cao, không xâm lấn

Chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp X-quang với chất cản quang Bari để phát hiện viêm, loét
  • Chụp CT hoặc MRI bụng và ngực để đánh giá mức độ loét

Nội soi dạ dày 

Nội soi dạ dày là phương pháp thông dụng và có độ chính xác cao để xác định được mức độ tổn thương ở thực quản – dạ dày – tá tràng và chẩn đoán chính xác bệnh lý của bạn là viêm dạ dày hay loét dạ dày- tá tràng, hay bất cứ bệnh lý tiêu hóa nào liên quan đến ống tiêu hóa trên.

5. Khi nội soi dạ dày, tổn thương nào phải tìm ra để chẩn đoán chính xác bạn đang bị loét dạ dày – tá tràng?

6. Những biến chứng bạn có thể gặp khi bị loét dạ dày – tá tràng kéo dài?

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh viêm dạ dày lâu ngày đó thể phát triển thành loét dạ dày – tá tràng. Khi các tổn thương do loét dạ dày – tá tràng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Xuất huyết dạ dày: có thể dẫn đến thiếu máu, cần phải nhập viện để truyền máu. Triệu chứng bao gồm nôn ra máu, máu trong phân, mệt mỏi.
  • Thủng dạ dày – tá tràng: Vết loét ăn sâu gây thủng dạ dày, tạo ra viêm phúc mạc, có thể đe dọa tính mạng.
  • Tắc nghẽn dạ dày hoặc hẹp môn vị: Loét nặng có thể gây cản trở thức ăn qua dạ dày, khiến bạn chán ăn, sụt cân.
  • Ung thư dạ dày: Những người nhiễm vi khuẩn Hp có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.
  • Dẫn đến các bệnh lý khác: Viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa và viêm teo niêm mạc dạ dày.

7. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng?

Phương pháp điều trị loét dạ dày – tá tràng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Phác đồ điều trị
Phác đồ điều trị chủ yếu là làm giảm axit, tăng cường lớp bảo vệ niêm mạc, chữa lành vết loét và phòng ngừa biến chứng.

Các loại thuốc được sử dụng khi điều trị

Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp

Thông thường bác sĩ sẽ kết hợp 2 – 3 phương pháp điều trị, kết hợp các loại thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn Hp nếu xác định bệnh loét dạ dày của bệnh nhân do nhiễm khuẩn Hp và làm giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng. Phác đồ điều trị loét dạ dày sẽ kéo dài khoảng 10 – 14 ngày và sẽ được nội soi lại để theo dõi tình trạng bệnh lý cũng như thay đổi phương pháp điều trị tối ưu hơn.

Thuốc ngăn sản sinh axit dạ dày

Một số loại thuốc kháng axit dạ dày có thể được sử dụng để điều trị nếu các vết loét không phải do khuẩn Hp gây nên như:

  • Thuốc ức chế proton điều trị chứng ợ nóng và các rối loạn axit.
  • Thuốc Bismuth giúp bao phủ vết loét và bảo vệ chúng khỏi axit dạ dày, diệt vi khuẩn Hp và thường được sử dụng cùng với các loại thuốc kháng sinh khác.

Phẫu thuật

Nếu phát hiện bệnh muộn, khi bệnh đã phát triển nặng và vết loét xuất hiện nhiều và có thể được bác sĩ xem xét để chỉ định phẫu thuật.

Phương pháp phòng ngừa viêm loét dạ dày – tá tràng

  • Hạn chế tiếp xúc với người nhiễm Hp, thường xuyên rửa tay, ăn thức ăn sạch
  • Không tự ý dùng thuốc giảm đau, cần tham khảo ý kiến bác sĩ
  • Tuân thủ phác đồ điều trị khi mắc Hp
  • Từ bỏ thói quen rượu bia, thuốc lá
  • Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, lợi khuẩn như sữa chua, hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều chất béo.

8. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ tiêu hoá?

Khi bạn gặp các dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày và loét dạ dày – tá tràng thì nên đến gặp Bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán chính xác, điều trị bệnh kịp thời.

Bạn không nên tự ý mua thuốc để điều trị cũng như cố gắng phớt vì viêm dạ dày và loét dạ dày- tá tràng tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Nội soi dạ dày tại Doctor Check
Chính xác hoặc Miễn Phí