1. Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là sự phát triển của các tế bào ác tính trong lớp niêm mạc dạ dày ở các khu vực khác nhau và phần lớn được hình thành ở thân dạ dày hay còn gọi là thân vị. Bệnh thường khó phát hiện vì các triệu chứng ở giai đoạn đầu rất mơ hồ, giống các bệnh lý khác như viêm dạ dày hay loét dạ dày – tá tràng…nên dễ khiến bạn nhầm lẫn.
Đa số các trường hợp mắc bệnh đều được phát hiện ở giai đoạn tiến triển (xâm lấn – di căn) khiến việc điều trị trở nên khó khăn, có nguy cơ cao dẫn đến tử vong.
2. Nguyên nhân nào khiến bạn Ung thư dạ dày?
Hiện nay, nguyên nhân ung thư dạ dày chưa được xác định rõ, nhưng có một số yếu tố nguy cơ khiến bạn có thể mắc ung thư dạ dày như:
Nhiễm khuẩn Hp
Có đến 90% trường hợp ung thư dạ dày được phát hiện có liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn Hp. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh lý ở dạ dày, nếu bạn được phát hiện có nhiễm khuẩn Hp thì bạn phải tuân thủ phát đồ điều trị Hp của bác sĩ.
Polyp dạ dày
Polyp dạ dày là tình trạng tế bào biểu mô dạ dày phát triển một cách bất thường, và có thể có nhiều hình dạng khác nhau. Các loại polyp dạ dày phổ biến như: polyp tăng sản, polyp tuyến, polyp u tuyến. Đa số các polyp dạ dày đều lành tính, nhưng theo thời gian một số polyp đột biến và có nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày như polyp tuyến, polyp u tuyến.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn với nhiều muối, tinh bột, thực phẩm chế biến sẵn, hay uống nhiều rượu có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Lối sống không khoa học
Hút thuốc lá thường xuyên có thể làm bạn tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Ăn đêm và thức khuya là thói quen có thể dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày do dạ dày phải tiết dịch vị nhiều hơn bình thường, gây ra các tình trạng viêm và loét, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Các yếu tố nguy cơ khác: thừa cân, béo phì, môi trường làm việc trong ngành công nghiệp, và các yếu tố di truyền đều có thể góp phần gây bệnh.
3. Những triệu chứng nào thường gặp khi bạn bị ung thư dạ dày?
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng, các triệu chứng điển hình thường xuất hiện khi ở giai đoạn tiến triển hoặc giai đoạn muộn.
- Các dấu hiệu ở giai đoạn tiến triển gồm: Khó tiêu, cảm giác nhanh no, ợ nóng, buồn nôn nhẹ, chán ăn.
- Các dấu hiệu ở giai đoạn muộn gồm: đau bụng mạn tính, sụt cân không rõ nguyên nhân, khó nuốt, nôn ra máu, tiêu phân đen, vàng da, táo bón hoặc tiêu chảy, cơ thể suy nhược, xuất hiện khối u thượng vị, các hạch bạch huyết vùng rốn, vùng thượng đòn trái hoặc hạch nách trái.
Bạn cần lưu ý rằng, các triệu chứng ở giai đoạn ung thư tiến triển cũng có biểu hiện giống các bệnh lý tiêu hóa lành tính khác như viêm loét dạ dày – tá tràng, khó tiêu chức năng… Vì vậy, bạn cần được thăm khám cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác bệnh lý.
4. Làm thế nào để chẩn đoán chính xác bệnh lý Ung thư dạ dày?
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về tình trạng bệnh cũng như bệnh sử của bản thân và người thân để định hướng chẩn đoán ung thư dạ dày. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm khác để xác định bệnh lý chính xác.
Xét nghiệm
● Xét nghiệm máu: Bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm pepsinogen huyết thanh, và dấu ấn ung thư như CEA, CA72.4.
Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang dạ dày, chụp CT, siêu âm, nội soi giúp đánh giá tình trạng bệnh.
Nội soi dạ dày
Phương pháp nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng cho thấy tỷ lệ phát hiện ung thư dạ dày cao hơn so với chụp X-quang dạ dày cản quang. Nội soi cũng là phương pháp giúp bác sĩ xác định tổn thương và chẩn đoán ung thư dạ dày dù là những tổn thương nhỏ nhất ở giai đoạn sớm.
Dựa trên kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi thực quản- dạ dày- tá tràng và xem xét sinh thiết làm giải phẫu bệnh, nhằm mục đích xác định nguyên nhân của các triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh lý dạ dày.
5. Khi nội soi dạ dày, tổn thương nào phải tìm ra để chẩn đoán chính xác bạn đang bị Ung thư dạ dày?
6. Những biến chứng bạn có thể gặp khi Ung thư dạ dày không được phát hiện sớm?
Ung thư dạ dày nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng như:
· Cơ thể suy nhược do khó ăn uống
· Các triệu chứng nghiêm trọng của dạ dày sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống.
· Ung thư dạ dày tiến triển sẽ dẫn đến di căn, các tế bào ung thư lúc này đã lan sang các hạch bạch huyết, mô và di căn sang các cơ quan xa dạ dày hơn như phổi, não, phúc mạc.
Nếu ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỉ lệ sống còn 5 năm là trên 95%, tỉ lệ sống còn 15 năm đạt tới 94%. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của việc tầm soát phát hiện sớm ung thư dạ dày.
7. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày?
Cách điều trị triệu chứng ung thư dạ dày
Phương pháp điều trị ung thư dạ dày sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh được phát hiện:
· Giai đoạn 0: Điều trị bằng cắt hớt niêm mạc (EMR) và cắt dưới niêm mạc (ESD) qua nội soi hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày.
· Giai đoạn 1, 2: phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày và các hạch bạch huyết lân cận có thể kết hợp hóa trị và xạ trị trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, sau đó sẽ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn khối u còn sót lại. Ở giai đoạn này ung thư vẫn có thể được điều trị triệt để.
· Giai đoạn 3: Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, hóa trị và xạ trị để giảm triệu chứng. Ở giai đoạn này, vẫn có khả năng điều trị khỏi ung thư hoặc làm giảm các triệu chứng để cải thiện chất lượng sống.
· Giai đoạn 4: Ung thư dạ dày giai đoạn này rất khó để điều trị, bác sĩ có thể giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách làm giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng sống.
Cách phòng ngừa bệnh lý ung thư dạ dày
· Bạn nên duy trì cân nặng hợp lý và rèn luyện sức khỏe.
· Ưu tiên ăn uống khoa học, tăng cường trái cây, rau củ quả chứa nhiều chất xơ, nhiều màu sắc và có hàm lượng vitamin cao.
· Bạn cần ăn đúng giờ, đúng bữa và không ăn quá no hoặc nằm sau khi ăn.
· Lưu ý hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều muối, nhiều chất béo.
· Tránh xa thuốc lá vì thuốc lá là một trong những yếu tố gây tăng nguy cơ ung thư cao
· Tầm soát ung thư định kỳ: nếu gia đình bạn có người mắc bệnh ung thư hoặc các bệnh lý về tiêu hóa, bạn nên thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa để phát hiện ra các dấu hiệu ung thư giai đoạn sớm.
8. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ tiêu hoá?
Khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ, bạn nên đến gặp bác sĩ tiêu hóa để được thăm khám. Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và cận lâm sàng nhằm chẩn đoán chính xác các bệnh lý về tiêu hóa. Việc phát hiện bệnh ung thư tiêu hóa ở giai đoạn sớm sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Nội soi dạ dày tại Doctor Check
Chính xác hoặc Miễn Phí
Mời bạn tham khảo chính sách CAM KẾT tại đây