1. Nhiễm khuẩn Hp dạ dày là gì?
Nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là tình trạng vi khuẩn này sống trong niêm mạc dạ dày. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm lên tới hơn 70%.
Hp có thể gây ra nhiều bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, loét tá tràng và nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày. Nghiên cứu cho thấy 79,4% bệnh nhân ung thư dạ dày có vi khuẩn Hp.
2. Nguyên nhân nào khiến bạn Nhiễm khuẩn Hp dạ dày?
Bạn có khả năng bị lây nhiễm HP 3 con đường chính:
- Qua đường miệng: Lây khi dùng chung đồ ăn, thức uống, hay tiếp xúc với người nhiễm qua hôn hay các hành động sinh hoạt chung.
- Qua đường trung gian: Vi khuẩn có thể lây qua ruồi, gián, chuột tiếp xúc với phân người nhiễm rồi bám vào thức ăn.
- Qua thiết bị y tế: Lây nhiễm qua các thiết bị y tế không được vô khuẩn, đặc biệt khi nội soi dạ dày hoặc các thủ thuật tiêu hóa. Do đó khi thăm khám tại các cơ sở y tế, bạn nên chọn các đơn vị có tiêu chuẩn khắt khe về quy trình chống nhiễm khuẩn đặc biệt là khi nội soi dạ dày, nội soi đại tràng.
3. Những triệu chứng nào thường gặp khi bạn bị Nhiễm khuẩn Hp dạ dày?
Triệu chứng nhiễm khuẩn Hp có thể không xuất hiện ngay từ đầu, nhưng khi vi khuẩn gây viêm hoặc loét dạ dày, bạn có thể gặp phải:
- Đau thượng vị, ợ hơi, ợ nóng
- Buồn nôn, chán ăn, mất khẩu vị
- Xuất huyết tiêu hóa (máu trong phân hoặc nôn ra máu)
- Đau bụng cấp tính, khó thở, mệt mỏi
- Nếu không điều trị, viêm và loét dạ dày có thể dẫn đến ung thư dạ dày với triệu chứng như khó tiêu, ăn nhanh no, sụt cân.
4. Làm thế nào để chẩn đoán chính xác bệnh lý Nhiễm khuẩn Hp dạ dày?
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi bạn chi tiết về tình trạng bệnh, các loại thuốc đang uống, bệnh sử của Bạn và người thân để định hướng chẩn đoán. Bác sĩ thực hiện thăm khám tổng quát, tập trung khám tiêu hóa để kiểm tra các dấu hiệu đầy hơi, đau bụng, chướng bụng.
Xét nghiệm vi khuẩn
Xét nghiệm vi khuẩn Hp nhằm xác định tình trạng nhiễm và mức độ nhiễm khuẩn. Bạn sẽ được chỉ định thực hiện một trong các xét nghiệm sau: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, kiểm tra hơi thở hoặc test urease nhanh (RUT).
Chẩn đoán hình ảnh
Chụp X-quang dạ dày cản quang là kỹ thuật sử dụng chất tương phản bari để phủ lên niêm mạc dạ dày, cho phép gián tiếp đánh giá các bất thường của niêm mạc dạ dày.
Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT): giúp cung cấp những hình ảnh chi tiết về đường tiêu hóa, chụp được nhiều góc và cho nhiều lát cắt, tránh bỏ sót tổn thương.
Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày là phương pháp thông dụng khi chẩn đoán bệnh lý dạ dày nhờ độ chính xác cao.
Nội soi dạ dày có thể được thực hiện để lấy mẫu sinh thiết niêm mạc dạ dày cho test urease nhanh (RUT) hoặc nhuộm mô học. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được thực hiện nội soi đại tràng nếu bác sĩ có nghi ngờ các bệnh lý ở đại tràng.
5. Khi nội soi dạ dày, tổn thương nào phải tìm ra để chẩn đoán chính xác bạn đang bị Nhiễm khuẩn Hp dạ dày?
6. Những biến chứng bạn có thể gặp khi Nhiễm khuẩn Hp dạ dày kéo dài?
Khi nhiễm khuẩn Hp kéo dài mà không được điều trị, các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra:
- Viêm dạ dày và loét dạ dày – tá tràng.
- Xuất huyết tiêu hóa.
- Ung thư dạ dày: Viêm và loét kéo dài có thể phát triển thành ung thư dạ dày, do đó cần tầm soát định kỳ.
7. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh Nhiễm khuẩn Hp dạ dày?
Cách điều trị HP
Điều trị nhiễm khuẩn Hp thường kéo dài từ 2 tuần trở lên. Phác đồ điều trị bao gồm:
- Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Hp.
- Thuốc ức chế axit dạ dày để giảm tình trạng viêm và loét. Lưu ý: Bạn không nên tự ý dùng thuốc, mà cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị vi khuẩn Hp mà chỉ cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Cách phòng tránh nhiễm khuẩn Hp
Để phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp, bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống:
- Rửa tay thường xuyên, ăn chín uống sôi, tránh đồ ăn sống, chế biến không đảm bảo vệ sinh.
- Không dùng chung đồ ăn, thức uống, và hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm Hp.
- Ngừng hút thuốc, hạn chế uống rượu bia, và không lạm dụng thuốc kháng sinh.
- Tầm soát sức khỏe dạ dày định kỳ thông qua nội soi dạ dày kết hợp xét nghiệm nhiễm khuẩn Hp
8. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ tiêu hoá?
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như đau bụng kéo dài, nôn ra máu, phân có máu, hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân, hãy đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và cận lâm sàng nhằm chẩn đoán chính xác các bệnh lý về tiêu hóa.
Nội soi dạ dày tại Doctor Check
Chính xác hoặc Miễn Phí
Mời bạn tham khảo chính sách CAM KẾT tại đây