1. Buồn nôn, nôn là gì?
Buồn nôn là cảm giác khó chịu ở dạ dày, thôi thúc muốn nôn ra. Nguyên nhân gây buồn nôn đến từ cảm giác khó chịu của dạ dày hoặc những tắc nghẽn từ phần thân vị dạ dày đến góc tá hỗng tràng.
Nôn ói là một phản xạ không kiểm soát nhằm tống các chất trong dạ dày ra ngoài theo đường miệng, nguyên nhân gây nôn ói có thể đến từ các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng, ngộ độc, rối loạn hoặc phụ nữ đang mang thai.
2. Nguyên nhân nào khiến bạn Buồn nôn, nôn?
Nguyên nhân gây nôn ói có thể xuất phát từ hệ thần kinh trung ương, các vấn đề về nhiễm trùng, ngộ độc, hoặc xảy ra ở phụ nữ đang mang thai. Bên cạnh đó triệu chứng buồn nôn, nôn cũng là biểu hiện phổ biến liên quan đến các vấn đề tiêu hóa cũng như tác dụng phụ của thuốc.
Nguyên nhân gây nôn ói có thể xuất phát từ hệ thần kinh trung ương, các vấn đề về nhiễm trùng, ngộ độc, hoặc xảy ra ở phụ nữ đang mang thai. Bên cạnh đó triệu chứng buồn nôn, nôn cũng là biểu hiện phổ biến liên quan đến các vấn đề tiêu hóa cũng như tác dụng phụ của thuốc.
Nguyên nhân liên quan hệ tiêu hóa: khi bạn có các vấn đề về bệnh lý tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày- tá tràng, ung thư dạ dày…bạn sẽ có triệu chứng buồn nôn, nôn. Một số triệu chứng kèm theo khác như:
· Chướng bụng.
· Đau bụng hoặc co thắt ruột.
· Thay đổi nhu động ruột.
· Táo bón hoặc tiêu chảy.
· Ợ hơi, Ợ nóng.
· Cảm giác nóng rát ở ngực.
Nguyên nhân liên quan đến tác dụng phụ của thuốc và độc chất
Một số loại thuốc điều trị hoặc độc chất khiến cơ thể bạn có phản ứng gây buồn nôn, nôn ói như:
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc phiện như cần sa, heroin.
- Thuốc tránh thai.
- Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim.
- Thuốc hóa trị.
- Một số độc chất được sinh ra khi sử dụng rượu bia, khí CO, kim loại nặng,…
3. Buồn nôn, nôn là dấu hiệu của bệnh lý tiêu hóa nào?
Các bệnh lý tiêu hóa thường gặp gây ra triệu chứng buồn nôn, nôn:
- Tắc ruột cơ học: do dây dính, lồng ruột, xoắn ruột, u,…
- Liệt dạ dày – ruột: là tình trạng các cơ thành dạ dày không hoạt động bình thường, cản trở quá trình tiêu hóa.
- Liên quan đến viêm: viêm loét dạ dày – tá tràng, GERD, thiếu máu nuôi ruột, bệnh Crohn,…
- Liên quan đến u: ung thư dạ dày, u đầu tụy, u tá tràng, ung thư di căn ổ bụng,…
- Viêm ruột thừa, viêm mật, tụy cấp, viêm gan, viêm phúc mạc,…
- Tình trạng mạn tính như không dung nạp thực phẩm (bệnh Celiac), không dung nạp protein và lactose từ sữa.
- Rối loạn hệ tiêu hóa do lạm dụng rượu bia, thức uống có cồn.
4 . Làm sao để chẩn đoán chính xác bệnh lý nào làm bạn buồn nôn, nôn?
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về các triệu chứng như thời gian, tần suất gây cảm giác buồn nôn, nôn ói, các triệu chứng kèm theo, thông tin về tiền sử bệnh, sau đó sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng thể. Thông qua kết quả, bác sĩ sẽ đánh giá được nguyên nhân và các xét nghiệm tiếp theo cần thực hiện.
Xét nghiệm
Xét nghiệm máu và nước tiểu: đối với những trường hợp nôn ói dữ dội, các triệu chứng kéo dài và liên tục hoặc cơ thể xuất hiện dấu hiệu mất nước cần xét nghiệm máu, đặc biệt là mức điện giải, đôi khi cũng cần xét nghiệm gan và nước tiểu.
Chẩn đoán hình ảnh
Một số phương tiện chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ chẩn đoán buồn nôn, nôn ói chính xác bao gồm:
- X-quang bụng thường được chỉ định nếu nghi ngờ có tắc nghẽn đường tiêu hóa trên.
- X-quang thực quản – dạ dày sử dụng thuốc cản quang (Barit hoặc thuốc cản quang tan trong nước) có giá trị chẩn đoán cao.
- Siêu âm bụng thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị dạ dày giãn to và tăng nhu động.
- Chụp cắt lớp (CT) vùng bụng: CT được chỉ định trong chẩn đoán tắc nghẽn đường tiêu hóa trên.
Nội soi dạ dày
Nội soi ống tiêu hóa trên bao gồm nội soi thực quản- dạ dày- tá tràng là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán xác định tắc nghẽn thực quản và tắc đường thoát dạ dày.
Ngoài ra, kỹ thuật nội soi hình ảnh tăng cường NBI kết hợp ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI sẽ hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán nhanh hơn, chính xác và đồng nhất về kết quả. Trong quá trình nội soi, nếu bác sĩ phát hiện các nghi ngờ có thể thực hiện sinh thiết và làm giải phẫu bệnh.
5. Cách điều trị và phòng ngừa Buồn nôn, nôn?
Tùy nguyên nhân gây bệnh, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn cách điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn. Vì vậy, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân là điều cực kỳ quan trọng.
Khi không có tình trạng cấp cứu, sau khi bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh, bạn có thể về nhà điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và quay lại tái khám đúng hẹn.
Một số cách trị chứng buồn nôn và nôn ói thông thường có thể được sử dụng ở những nguyên nhân không khẩn cấp như thay đổi chế độ ăn, sử dụng thuốc…
- Dùng thuốc: Đối với triệu chứng nhẹ, có thể sử dụng thuốc như thuốc kháng histamin (Dramamine) cho say tàu xe. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc hỗ trợ giảm nôn trong trường hợp mang thai hay chóng mặt.
- Hạn chế mất nước: Nôn ói quá nhiều có thể dẫn đến mất nước. Để khắc phục, bệnh nhân cần uống nước từ từ và bổ sung dung dịch điện giải. Nếu mất nước nghiêm trọng, cần truyền dịch qua tĩnh mạch.
- Thay đổi chế độ ăn: Tránh thực phẩm khó tiêu, thức uống có cồn hay gas. Bổ sung thực phẩm giảm buồn nôn như gừng, bạc hà và ăn nhẹ trước khi ngủ. Người bệnh nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn chậm, nhai kỹ.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Nên nghỉ ngơi ở tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng trái, tránh cúi người và nâng cao đầu khi nằm. Kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ và tránh các thuốc gây kích thích dạ dày.
6. Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ tiêu hoá?
Phần lớn triệu chứng buồn nôn, nôn ói ở mức độ nhẹ sẽ tự hết trong vòng 6 – 24 giờ. Nhưng nếu cảm giác khó chịu buồn nôn, nôn kéo dài hoặc tiến triển nặng hơn sau 1 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và có cách điều trị phù hợp
Khi có hiện tượng buồn nôn, nôn kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau đầu buồn nôn dữ dội, cổ cứng, hôn mê, nôn ra máu, mạch đập nhanh, thở nhanh, sốt trên 39ºC, cảm giác muốn nôn kèm đau bụng dữ dội hoặc dai dẳng, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Nội soi dạ dày tại Doctor Check
Chính xác hoặc Miễn Phí
Mời bạn tham khảo chính sách CAM KẾT tại đây