Viêm thực quản

Bạn thân mến,

có phải bạn đang có cảm giác đau rát khi nuốt, đau họng, khàn giọng, ợ nóng, ợ chua...Nếu vậy thì nhiều khả năng bạn có thể mắc bệnh Viêm thực quản thực quản.

Mời bạn đọc bài viết “ Viêm thực quản” được các bác sĩ của Doctor Check đơn giản hoá dành riêng cho bạn.

1. Viêm thực quản là gì?

Bệnh viêm thực quản là tình trạng viêm có thể làm tổn thương đến niêm mạc thực quản – cơ quan dạng ống đưa thức ăn từ miệng đến dạ dày.Đây là bệnh lý tiêu hóa gây tổn thương lớp niêm mạc thực quản dẫn đến viêm sưng. Tùy theo mức độ tổn thương, bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau, khó nuốt, cảm giác vướng cổ họng và tức ngực.

2. Nguyên nhân nào khiến bạn Viêm thực quản?

Nguyên nhân gây viêm thực quản có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như do trào ngược axit dạ dày vào thực quản, nhiễm trùng, do sử dụng thuốc hoặc dị ứng.

Sau đây là một số nguyên nhân khiến bạn bị viêm thực quản:

● Viêm thực quản do trào ngược: Axit dạ dày trào ngược thường xuyên gây tổn thương niêm mạc thực quản, và là nguyên nhân phổ biến nhất. ● Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan: do cơ thể phản ứng quá mức với chất gây dị ứng hoặc dòng trào ngược axit dạ dày. ● Viêm thực quản tế bào lympho: gia tăng số lượng tế bào lympho trong lớp niêm mạc của thực quản, hiếm gặp, liên quan đến trào ngược hoặc viêm thực quản bạch cầu ái toan. ● Viêm thực quản do thuốc: Thuốc tiếp xúc với niêm mạc thực quản trong thời gian dài. ● Viêm thực quản nhiễm trùng: Gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm như Candida albicans, Herpes simplex, Cytomegalovirus (CMV),… ● Các nguyên nhân khác: Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, căng thẳng, thừa cân béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh, bệnh nhân đang xạ trị hoặc đang đặt ống thông mũi-dạ dày, người bị bệnh Crohn, co thắt tâm vị hoặc tổn thương do hóa chất…

3. Những triệu chứng nào thường gặp khi bạn bị Viêm thực quản?

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng do viêm thực quản sau:

· Khó nuốt, thức ăn bị tắc nghẽn trong thực quản. · Đau rát khi nuốt. · Đau họng. · Khàn giọng. · Ho khan. · Đau ngực, đặc biệt là đau sau xương ức khi ăn. · Ợ nóng, ợ chua. · Trào ngược axit dạ dày. · Buồn nôn, nôn. · Đau vùng thượng vị. · Chán ăn, mất khẩu vị.

4. Làm thế nào để chẩn đoán chính xác bệnh lý Viêm thực quản?

Khám lâm sàng

Để chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ hỏi bạn thông tin tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh bản thân và gia đình, các loại thuốc đã và đang sử dụng, phẫu thuật đã từng thực hiện, các triệu chứng đang gặp phải.

Xét nghiệm

Một số xét nghiệm bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh lý viêm thực quản :xét nghiệm máu, kiểm tra độ pH, đo áp lực thực quản, xét nghiệm dị ứng da.

Chẩn đoán hình ảnh

● Chụp X-quang cản quang: Sử dụng chất phản quang để đánh giá niêm mạc thực quản, dạ dày và phát hiện các bệnh lý như hẹp thực quản, thoát vị gián đoạn, khối u. ● Chụp CT hoặc MRI: Được chỉ định để xác định vị trí, kích thước, mức độ xâm lấn của viêm loét trong một số trường hợp.

Nội soi ống tiêu hóa trên

Để chẩn đoán xác định bạn bị bệnh viêm thực quản, nội soi ống tiêu hóa trên gồm nội soi thực quản- dạ dày- tá tràng sẽ được bác sĩ chỉ định. Lúc này bác sĩ sẽ sử dụng một dây soi có gắn camera độ phóng đại trên 500 lần, soi đến cấp độ tế bào kết hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để chẩn đoán chính xác và đồng nhất kết quả. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, biểu hiện lâm sàng, kết quả xét nghiệm mà phương pháp nội soi có hoặc không có sinh thiết.

5. Những biến chứng bạn có thể gặp khi Viêm thực quản kéo dài?

Nếu bạn không điều trị viêm thực quản kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

6. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh Viêm thực quản?

Phương pháp điều trị viêm thực quản nhằm giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng, kiểm soát biến chứng và điều trị các nguyên nhân cơ bản gây bệnh.

Thuốc điều trị viêm thực quản

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc sau:Viêm thực quản trào ngược

  •  Thuốc kê toa: gồm các loại thuốc ức chế axit dạ dày để ngăn sản sinh axit trong dạ dày, thuốc ức chế bơm proton (PPI) giúp kiểm soát và giảm sản xuất dịch vị dạ dày, thuốc tăng co bóp thực quản (prokinetic) giúp tăng cường làm rỗng dạ dày, từ đó dạ dày sẽ có ít axit còn sót lại hơn, giúp giảm các triệu chứng như đầy hơi, buồn nôn và nôn.

Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan

  •   Thuốc ức chế bơm proton giúp kiểm soát và giảm sản xuất dịch vị dạ dày
  •   Thuốc steroid  để cải thiện tình trạng viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan và steroid dạng hít điều trị bệnh hen suyễn.
  •   Chế độ ăn: Tránh thực phẩm gây dị ứng
  •   Liệu pháp sinh học: kích thích miễn dịch để giảm viêm.

Viêm thực quản do thuốc

  •   Thay thuốc ít tác dụng phụ hơn hoặc dùng thuốc dạng lỏng.
  •   Uống nhiều nước khi dùng thuốc.
  •   Ngồi hoặc đứng 30 phút sau uống thuốc.

Viêm thực quản do nhiễm trùngBác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng gây viêm thực quản.Lưu ý: Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc chữa viêm thực quản nào.

Phẫu thuật điều trị các biến chứng viêm thực quản

Phương pháp nong thực quản qua nội soi bằng bóng là kỹ thuật phổ biến nhất. Để tiến hành bác sĩ sẽ đưa bóng vào vị trí hẹp của thực quản qua đường nội soi sau đó bơm hơi nhằm làm rộng phần bị hẹp của thực quản.

Một số liệu pháp phối hợp khác

Hiện chưa có liệu pháp thay thế thuốc chữa viêm thực quản, nhưng một số phương pháp bổ sung có thể giảm triệu chứng kết hợp với điều trị:

  •   Thảo dược: Cam thảo, cây du trơn, hoa cúc,… cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  •   Liệu pháp thư giãn: Phương pháp thư giãn kéo căng cơ (PMR) và phương pháp mường tượng hình ảnh có định hướng giúp giảm căng thẳng.
  •   Châm cứu: Hỗ trợ giảm ợ chua, nôn trớ.
  •   Dinh dưỡng hợp lý: Tăng rau xanh, đạm dễ tiêu, tinh bột lành mạnh; hạn chế đồ cay, dầu mỡ.
  •   Thay đổi lối sống: Bỏ thuốc lá, giảm rượu bia.

Lưu ý: Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về các phương pháp hỗ trợ trên trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào tại nhà.

7. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ tiêu hoá?

Hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng của viêm thực quản có thể do một số tình trạng bệnh lý khác ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây ra. Ngay khi có các triệu chứng ban đầu, bạn hãy gặp bác sĩ tiêu hóa để chẩn đoán xác định chính xác bệnh lý và có phương pháp điều trị phù hợp.Các triệu chứng khác cho thấy bạn cần đến gặp bác sĩ, bao gồm:

  •     Triệu chứng kéo dài sau vài ngày.
  •     Triệu chứng không cải thiện hoặc chỉ giảm nhẹ khó chịu sau khi dùng thuốc kháng axit dạ dày không kê đơn.
  •     Triệu chứng nặng gây khó khăn trong việc ăn uống.

Nội soi dạ dày tại Doctor Check
Chính xác hoặc Miễn Phí