Ung thư thực quản

Bạn thân mến,

Có phải bạn đang có một số triệu chứng như khó nuốt, khàn giọng, khó tiêu, khó thở, sụt cân không chủ đích..? Nhiều khả năng các triệu chứng trên là dấu hiệu của bệnh lý Ung thư thực quản.

Mời bạn đọc bài viết “ Ung thư thực quản” được các bác sĩ của Doctor Check đơn giản hoá dành riêng cho bạn.

1. Ung thư thực quản là gì?

Ung thư thực quản  là tình trạng các tế bào ở lớp niêm mạc thực quản bị đột biến thành tế bào ác tính và bắt đầu tăng sinh không kiểm soát. Sau một thời gian, các tế bào đột biến phát triển thành khối u xuất hiện dọc theo chiều dài ống thực quản khiến bạn bị đau họng, buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa, khó nuốt, chán ăn, sụt cân không kiểm soát,…

2. Nguyên nhân nào khiến bạn Ung thư thực quản?

Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng nghiên cứu khoa học cụ thể để xác định nguyên nhân ung thư thực quản. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh như lối sống sinh hoạt hằng ngày không hợp lý, đột biến gen và yếu tố di truyền.

Sau đây là một số trường hợp có nguy cơ cao gây mắc bệnh ung thư thực quản so với người bình thường:

● Thường xảy ra ở người trên 45 tuổi, nam giới mắc cao gấp 3 lần nữ giới.

● Người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên và kéo dài.

● Người có tiền sử bệnh lý liên quan đến dạ dày và thực quản như trào ngược dạ dày – thực quản, viêm dạ dày, loét dạ dày, Barrett thực quản, tổn thương thực quản, co thắt tâm vị không được điều trị, túi thừa thực quản, loét thực quản,…

● Gia đình có người mắc ung thư thực quản.

● Lối sống không lành mạnh: sử dụng nhiều rượu bia, thực phẩm cay nóng, chứa nhiều chất béo, chiên nướng…

● Chế độ ăn ít rau xanh, trái cây, thiếu chất xơ.

● Bị ảnh hưởng của các căn bệnh khác như béo phì, đái tháo đường type II, khó nuốt do cơ vòng thực quản không giãn ra.

● Đang xạ trị ung thư vùng ngực hoặc bụng trên.

3. Những triệu chứng nào thường gặp khi bạn bị Ung thư thực quản?

Các dấu hiệu ung thư thực quản sẽ không biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn sớm, một số triệu chứng thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác, vì vậy bạn không nên chủ quan và xem nhẹ chúng. Trong trường hợp các tế bào ung thư đã phát triển ở thực quản hoặc trong giai đoạn cuối, các dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản sẽ biểu hiện nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng ung thư thực quản có thể xuất hiện như:

  • Khó nuốt
  • Nuốt đau
  • Đau ngực
  • Sụt cân không chủ đích
  • Khàn giọng, mất giọng, ho kéo dài, ho ra máu,…
  • Chèn ép dây thần kinh gây đau cột sống, nấc cụt hoặc liệt cơ hoành.
  • Khó tiêu, ợ chua, ợ nóng
  • Khó thở
  • Tiêu ra phân đen, thiếu máu, thiếu sắt
  • Áp xe phổi và viêm phổi.
  • Các biểu hiện khác như cổ trướng ác tính, hội chứng tĩnh mạch chủ trên, đau nhức xương.

4. Làm thế nào để chẩn đoán chính xác bệnh lý Ung thư thực quản?

Khám lâm sàng

Các bác sĩ sẽ xoay quanh các câu hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh bản thân và gia đình, các loại thuốc bạn đang sử dụng, các vấn đề dị ứng,…để định hướng chẩn đoán bệnh và đưa ra các chỉ định cận lâm sàng phù hợp để xác định mức độ tổn thương và chẩn đoán bệnh lý chính xác.

Xét nghiệm

Bạn cũng có thể sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm máu cơ bản bao gồm phân tích tế bào máu ngoại vi, điện giải đồ và xét nghiệm chức năng gan. Các xét nghiệm này sẽ giúp các bác sĩ kiểm tra tình trạng của cơ thể thông qua các chỉ số máu nhằm loại trừ các bệnh lý liên quan.

Chẩn đoán hình ảnh

Sau khi kết quả chẩn đoán ung thư thực quản được xác nhận, bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả siêu âm nội soi (EUS), CT scan, PET và chụp X-quang cản quang để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng

Nội soi thực quản- dạ dày- tá tràng sẽ giúp bác sĩ quan sát toàn bộ ống thực quản, từ đó xác định chính xác vị trí các tế bào đột biến hoặc có nguy cơ biến chứng thành ung thư. Dây nội soi có gắn camera với độ phóng đại trên 500 lần sẽ hỗ trợ bác sĩ soi đến cấp độ tế bào để chẩn đoán bệnh, vì thế hạn chế xâm lấn cho người bệnh.

5. Những biến chứng bạn có thể gặp khi Ung thư thực quản kéo dài?

Ung thư thực quản có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu bạn không điều trị sớm, các tế bào ung thư sẽ tiếp tục phát triển, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Tắc nghẽn thực quản
  • Khàn tiếng, mất giọng
  • Đau buốt
  • Xuất huyết thực quản
  • Sụt cân không kiểm soát

Các biến chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn cuối (giai đoạn 3, 4), khi khối u lớn chèn ép các cơ quan và di căn xa trong cơ thể. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, trên thế giới có khoảng 604.100 ca mới mắc và 544.076 ca tử vong do ung thư thực quản. Tại Việt Nam, ung thư thực quản đứng thứ 14 trong những loại ung thư thường gặp với 3.281 ca mắc mới, 3.080 ca tử vong mỗi năm và tỷ lệ mắc là 3,57/100.000 dân.

6. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh Ung thư thực quản?

Các phương pháp điều trị Ung thư thực quản

Nguyên tắc chung khi điều trị ung thư thực quản là bác sĩ phải xác định được giai đoạn bệnh, vị trí, kích thước của khối u, đồng thời nắm bắt được mong muốn của bệnh nhân để đưa ra các phác đồ điều trị ung thư thực quản phù hợp và hiệu quả.

● Đối với ung thư giai đoạn 0, 1 và 2, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u, đồng thời có thể kết hợp với hóa xạ trị trước phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u, tăng tỷ lệ phẫu thuật thành công và điều trị dứt điểm nguy cơ gây ung thư.

● Trong giai đoạn 2 và 3, khi kích thước khối u đã lớn, bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng phương pháp hóa xạ trị bổ trợ để làm giảm kích thước khối u, không cho tế bào ung thư lan sang các cơ quan khác. Khi khối u giảm đến kích thước phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.

● Riêng đối với ung thư thực quản giai đoạn cuối, bác sĩ sẽ thường không chỉ định điều trị ung thư thực quản bằng phẫu thuật mà thay vào đó là điều trị giảm nhẹ kết hợp hoá trị liệu.

Phương pháp phòng ngừa Ung thư thực quản

Bạn có thể thực hiện các lời khuyên sau đây để làm giảm nguy cơ và phòng ngừa ung thư thực quản:

● Bỏ thói quen hút thuốc.

● Sử dụng rượu bia hoặc các thức uống có cồn ở mức độ vừa phải tốt nhất là dưới 330ml bia 1 ngày.

● Bổ sung thêm nhiều loại rau xanh hoặc củ quả nhiều màu sắc vào chế độ ăn uống hằng ngày, Bạn cũng nên ăn nhiều trái cây cung cấp chất xơ và vitamin.

● Duy trì cân nặng hợp lý, nếu Bạn đang bị thừa cân hoặc béo phì hãy bắt đầu tập thể dục để giảm cân.

● Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng.7. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ tiêu hoá?

Bạn hãy gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện triệu chứng bất thường để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu có tiền sử Barrett thực quản, cần thăm khám định kỳ và tầm soát ung thư theo chỉ định để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.

Background Image

Để biết chính xác bạn có bị bệnh Ung thư thực quản và cách điều trị hiệu quả, hãy liên hệ ngay để đặt lịch khám chuyên sâu cùng bác sĩ tiêu hoá của Doctor Check!