1. Đau thượng vị là gì?
Đau thượng vị là cảm giác bạn bị đau ở vùng bụng từ dưới xương ức đến trên rốn, nơi chứa các cơ quan quan trọng như thực quản, dạ dày, gan, tụy, tá tràng. Cơn đau này có thể kèm theo các triệu chứng như ợ chua, đầy hơi, buồn nôn và có thể kéo dài hoặc tái phát nhiều lần nếu bạn không được điều trị.
2. Nguyên nhân nào khiến bạn đau thượng vị
Đau thượng vị có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không khoa học, cũng như do các bệnh lý tiêu hóa hoặc các bệnh lý khác. Một số yếu tố thúc đẩy gây ra triệu chứng này bao gồm:
Lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh:
- Ăn uống thất thường, ăn quá no hoặc để bụng quá đói đều có thể gây đau.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng cũng khiến bạn khó tiêu và đau thượng vị.
Phản ứng với thực phẩm:
- Nếu bạn bị dị ứng hoặc không dung nạp một số thực phẩm như sữa (lactose intolerance) có thể cảm thấy đau bụng ở thượng vị.
Uống rượu bia, hút thuốc:
- Các thói quen này làm tổn thương đường tiêu hóa, gây đau thượng vị.
Căng thẳng, stress:
- Sẽ làm gia tăng hoạt động của dạ dày khiến bạn có biểu hiện đau thượng vị từng cơn hoặc đau dai dẳng
3. Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gì?
Phần lớn các nguyên nhân chính khiến bạn đau tức vùng thượng vị đến từ các bệnh lý thuộc đường tiêu hóa trên:
- Khó tiêu chức năng
- Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
- Viêm thực quản
- Barrett thực quản
- Viêm dạ dày
- Loét dạ dày – tá tràng
- Thủng dạ dày
- Ung thư thực quản
- Ung thư dạ dày
- Ung thư tá tràng
Bên cạnh đó, đau thượng vị cũng có thể liên quan đến các bệnh lý khác ngoài ống tiêu hóa như: viêm gan, viêm tụy, tim mạch, phổi…
Ngoài ra, có một số nguyên nhân ngoại khoa cần cấp cứu ngay, như thủng tạng rỗng, tắc ruột, hay viêm ruột thừa. Đây là những bệnh lý cần phẫu thuật cấp cứu.
4. Làm sao để chẩn đoán chính xác bệnh lý nào làm bạn đau thượng vị?
Khám lâm sàng
Do đau thượng vị là dấu hiệu của nhiều nguyên nhân khác nhau nên để chẩn đoán tình trạng và đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau, bác sĩ sẽ xem xét: vị trí đau, hướng lan, thời điểm đau, thời gian kéo dài cơn đau, mức độ đau, yếu tố khởi phát, các dấu hiệu khác đi kèm với cơn đau thượng vị và tiền sử bệnh lý của bạn.
Xét nghiệm: Bao gồm xét nghiệm máu, chức năng gan thận, xét nghiệm men tim nếu có nghi ngờ về bệnh tim.
Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, siêu âm bụng, MRI, CT scan
Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày bao gồm nội soi thực quản- dạ dày- tá tràng giúp bác sĩ quan sát được tình trạng toàn bộ ống tiêu hóa trên, xác định chính xác vị trí tổn thương và nguyên nhân gây ra tổn thương. Nội soi dạ dày là công cụ đắc lực giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa gây ra triệu chứng đau thượng vị.
5. Cách điều trị và phòng ngừa đau thượng vị?
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau. Với các nguyên nhân nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định bạn các loại thuốc kháng axit hoặc thuốc giảm đau. Nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc có liên quan đến bệnh lý ngoại khoa, phẫu thuật có thể cần thiết.
5.1 Cách phòng ngừa:
Chế độ ăn uống hợp lý:
- Bạn nên ăn nhẹ, chia bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, tránh ăn quá no hoặc để bụng đói quá lâu.
Lối sống lành mạnh:
- Bạn cần tránh rượu bia, thuốc lá, giảm căng thẳng và luyện tập thể dục đều đặn.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ:
- Để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trong hệ tiêu hóa, bạn nên có thói quen tầm soát bệnh định kỳ, đặc biệt là nội soi dạ dày mỗi 2-3 năm.
6. Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ tiêu hoá?
Đau thượng vị có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng đầu tiên để được chẩn đoán chính xác. Việc này giúp bác sĩ điều trị hiệu quả, giảm bớt triệu chứng và cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn.
Nội soi dạ dày tại Doctor Check
Chính xác hoặc Miễn Phí
Mời bạn tham khảo chính sách CAM KẾT tại đây